Thép không gỉ đã và đang trở thành một nguyên vật liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà nhiều loại kim loại thông thường không có được. Nếu không nắm rõ được ký hiệu thép không gỉ, bạn sẽ không thể phân loại được chúng. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn qua bài viết này!
Thép không gỉ là gì?
Thép không gỉ hay còn có tên gọi khác là Inox, là loại thép hợp kim được sử dụng phổ biến trong cuộc sống con người. Chúng có hàm lượng crom tối thiểu là 10,5% theo khối lượng và tối đa là 1,2% cacbon theo khối lượng, nổi bật nhất với khả năng chống ăn mòn, ít bị biến màu như nhiều loại kim loại khác.
Như chính tên gọi của chúng, thép không gỉ mẫn cảm với các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài. Khả năng chống ăn mòn, chi phí bảo trì thấp và độ bóng cao đã làm cho thép không gỉ trở thành vật liệu vô cùng lý tưởng.
Ưu điểm của thép không gỉ
Cho dù bạn đang tìm kiếm sản phẩm thép không gỉ nào thì loại kim loại này cũng sẽ mang đến cho người dùng rất nhiều ưu điểm:
- Thép không gỉ có tính năng chống ăn mòn, chống oxy hóa tương đối cao. Điều này làm tăng chất lượng và tuổi thọ của các sản phẩm làm từ thép không gỉ. Chúng ít khi bị hư hỏng hay cần phải sửa chữa, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian của con người.
- Thép không gỉ là hợp kim có thể tái chế mà không làm mất đi những phẩm chất vốn có của chúng. Các nguyên liệu sử dụng để tạo nên thép không gỉ sẽ được tái sử dụng vô thời hạn để sản xuất ra sản phẩm mới.
- Với đặc tính không gỉ, màu sắc sáng bóng, các thiết bị làm từ thép không gỉ rất dễ dàng lau chùi và vệ sinh. Đồng thời, chúng còn giúp tăng thêm tính thẩm mĩ cho các thiết bị.
- Các sản phẩm làm từ thép không gỉ thường không chứa các hóa chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Nếu sử dụng lâu ngày cũng sẽ không tạo nên gỉ sét, vì vậy chúng là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ y tế và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, thép không gỉ cũng được dùng trong sản xuất nước uống từ nước biển nhờ có tác dụng khử muối, giúp mang đến hiệu quả kinh tế cao.
- Thép không gỉ có tính chịu lực và chịu nhiệt cao với độ cứng, độ dẻo ở mức tiêu chuẩn. Do đó chúng có thể làm việc ở nhiều môi trường khắc nghiệt và được sử dụng trong công nghệ chế biến thiết bị bếp công nghiệp, các thiết bị máy móc…
Ứng dụng của thép không gỉ
Thép không gỉ (inox) được cuộn thành tấm, dây, thanh và ống. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực dưới đây:
- Dụng cụ nấu ăn, dao kéo hay dụng cụ phẫu thuật
- Vật liệu xây dựng trong các tòa nhà và công trình lớn
- Thiết bị công nghiệp trong các nhà máy giấy hay nhà máy hóa chất,..
- Tàu chở dầu, bể chứa hóa chất và thực phẩm
Khả năng chống ăn mòn, dễ dàng làm sạch, không cần lớp phủ bề mặt của thép chống gỉ sẽ ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của chúng khi được ứng dụng trong nhà bếp ở nhà hàng, nhà máy chế biến thực phẩm,..
Những ký hiệu thép không gỉ phổ biến tại Việt Nam
Vật liệu thép không gỉ có nhiều ký hiệu khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những ký hiệu phổ biến nhất:
Thép không gỉ 201
Thép không gỉ 201 hay còn gọi là inox 201 có thành phần chủ yếu là crom, niken và mangan. Chúng được phát triển vào những năm 1950 do thiếu niken trên toàn thế giới. Về cơ bản, Inox 201 không có từ tính trong điều kiện ủ, chúng trở thành từ tính khi được làm lạnh.
Giống như các loại inox khác, inox 201 cũng có khả năng chống ăn mòn và khả năng chịu nhiệt cao, bên cạnh đó còn có những lợi thế về bảo trì, vệ sinh và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, vì có thành tố hóa học khác nhau nên mức độ của những ưu điểm này ít nhiều sẽ có sự chênh lệch so với các loại inox khác.
Cụ thể, thành phần Niken trong inox 201 thấp hơn inox 304. Do đó, inox 201 sẽ có độ cứng hơn, dễ bị ăn mòn hơn dòng inox 304. Bề mặt của sản phẩm này cũng không bóng sáng như inox 304. Nhưng độ bền của inox 201 lại khá cao. Đây là một trong những điểm mạnh mà inox 201 mang đến cho người sử dụng.
Thép không gỉ 304
Thép không gỉ 304 (inox 304) còn được biết đến với tên gọi khác là thép không gỉ 18/8, bao gồm 18% crom và 8% niken. Thép không gỉ 304 được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, chúng chiếm hơn 50% tổng sản lượng thép không gỉ được sản xuất. Dòng sản phẩm này không có từ tính trong điều kiện ủ, tuy nhiên chúng có thể trở nên hơi từ tính do kết quả của việc làm lạnh.
Inox 304 được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Trong công nghiệp, chúng được sử dụng trong các công trình ống dẫn nước thải; các chi tiết máy móc, cơ khí chính xác; các nhà máy dệt nhuộm; dây chuyền sản xuất thực phẩm; nhà máy bia rượu, nước ngọt,… Trong dân dụng, inox 304 được dùng để gia công bàn ghế, chén bát, xoong nồi, đồ dùng trang trí, trang trí nội ngoại thất,…
Thép không gỉ 316
Thép không gỉ 316 hay còn gọi là inox 316, chúng được sử dụng phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau loại thép không gỉ 304. Tương tự như inox 304, lớp inox 316 có hàm lượng crom và niken tương đối cao. Inox 316 cũng chứa mangan, silicon và cacbon, với phần lớn thành phần là sắt.
Thép không gỉ loại 316 đặc biệt hiệu quả trong những môi trường có tính axit. Sản phẩm này còn có hiệu quả trong việc bảo vệ và chống lại sự ăn mòn gây ra bởi các axit sunfuric, hydrochloric, formic, acetic và tartaric, cũng như axit sunfat và clorua kiềm.
Inox 316 được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị xử lý hóa học khi chúng cần có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với sản phẩm thép crom-niken. Ngoài ra, thép không gỉ 316 còn được chỉ định để sử dụng với các sản phẩm có độ tinh khiết cao, nơi ô nhiễm sản phẩm cần được giữ ở mức tối thiểu.
Các ứng dụng điển hình của thép không gỉ 316 bao gồm: Thiết bị xử lý hóa chất, thiết bị chuẩn bị thực phẩm (đặc biệt là trong môi trường clorua), thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thiết bị lọc dầu và xử lý xăng dầu, thiết bị chế biến xà phòng và thiết bị xử lý ảnh,…
Thép không gỉ 430
Thép không gỉ 430 là hợp kim không cứng, nhưng chúng lại có khả năng chống ăn mòn nhẹ và khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ cao. Khả năng gia công của loại thép này là dễ dàng hơn rất nhiều so với thép austenit tiêu chuẩn như cấp 304.
Thép không gỉ 430 còn có khả năng chống oxy hóa lên đến 870°C trong việc sử dụng liên tục. Ở nhiệt độ phòng, chúng có xu hướng trở nên giòn hơn, đặc biệt là khi đã được làm nóng trong một thời gian dài với nhiệt độ từ 400-600°C. Vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách ủ.
Thép không gỉ 430 được ứng dụng trong quá trình sản xuất máy giặt, tủ lạnh, ống khói, trang trí ô tô,…
Hy vọng với những thông tin mà Hòa Phát đã cung cấp về ký hiệu thép không gỉ sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể hơn về loại thép này, để từ đó đưa ra được những sự lựa chọn tiêu dùng tốt nhất cho gia đình. Nếu bạn có mong muốn tìm địa chỉ phân phối thép Hòa Phát chính hãng, hãy tham khảo các đại lý của chung tôi tại đây.